Mách bạn làm 4 loại đồ uống từ nước mía siêu mát cho mùa hè

nước mía kết hợp trái cây

Nước mía có vị ngọt tự nhiên, tuy nhiên người ta cũng có thể thêm các hương vị khác nhau để thơm ngon hơn. Ngày nay, nhiều người pha nó với các loại nước trái cây khác nhau như nước cốt dừa, nước dứa, dâu tây, nước cam, nước mía để tạo thành thức uống bổ dưỡng hơn.

1. Nước mía cốt dừa

Nước mía cốt dừa là thức uống ngon được thưởng thức ở Mỹ Tho. Nó có vị béo ngọt của nước cốt dừa, vị ngọt mát tự nhiên của nước mía, thêm vài sợi dừa nạo nhai dễ chịu hơn khi uống.

Để làm nước cốt dừa ngon nhất, bạn nên mua dừa nạo ở ngoài hàng chứ không nên mua nước cốt dừa đóng sẵn. Sau khi mua dừa nạo xong, bạn sẽ cần nước mía và nước cốt dừa. Bạn có thể trộn các thành phần này với nhau trong máy xay sinh tố trong khoảng 30 giây để có được thức uống sữa dừa tươi.

Xay nước cốt dừa và nước mía với nhau trong máy xay sinh tố giúp trộn đều hơn và mang đến cho bạn thức uống thơm ngon, đậm đà hơn.

2. Nước mía ép thơm

Nước mía ép thơm này có lẽ hơi mới lạ với người Sài Gòn thế nhưng người miền Tây lại rất quen thuộc, họ thường gọi là nước mía ép khóm. Bên cạnh nước mía cốt dừa thì nước mía ép thơm cũng là một biến tấu của người Mỹ Tho, Tiền Giang. Tác dụng của thơm cũng là một trong những lí do khiến người ta sử dụng nước ép thơm trong món nước mía ép thơm này như tăng cường năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa…

Xem ngay:  Những dấu hiệu mọc tóc bất thường báo hiệu trẻ không khỏe

Thơm mua về rửa sạch, chỉ sử dụng 1/4 miếng thơm mà thôi. 1/4 miếng thơm bạn cắt nhỏ, dằm và vắt lấy nước ép thơm hoặc bạn có thể xay nhuyễn thơm cắt nhỏ rồi vắt lấy nước. Cũng cho lần lượt nước mía và nước ép thơm vào máy xay sinh tố như nước mía cốt dừa, đợi khoảng 20s là được rồi

Khi thưởng thức món nước mía ép thơm này bạn cũng cần phải để ý đến một số trường hợp người dị ứng với thơm (biểu hiện sưng môi, má hay lưỡi khi ăn thơm, tăng lượng đường trong máu…) để có thể thưởng thức được món nước mía ép thơm này một cách trọn vẹn nhất.

Lưu lại công thức Nước mía ép thơm

3. Nước mía cam vắt

Bạn đã bao giờ thưởng thức nước mía cam vắt chưa? Vừa giải nhiệt lại vừa rất bổ dưỡng, ngọt mát của nước mía cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến cho thức uống mùa hè này trở nên hoàn hảo hơn.

Trái cam để làm món nước mía cam vắt nên chọn cam vàng để đảm bảo được độ ngọt vừa phải, vắt lấy nước cam. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cam sành nếu thích vị chua nhiều hơn. Cho nước mía và nước cam vắt vào máy xay (thêm 1 muỗng cà phê mật ong/syrup đường nếu sử dụng cam sành để điều chỉnh độ ngọt phù hợp) khoảng 20s là được.

Xem ngay:  Vì sao không nên ăn thịt lợn tái?

Nước mía cam vắt cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi vì cam có rất nhiều vitamin C bổ sung các khoáng chất cần thiết, hương vị nước mía cam vắt sẽ làm nhiều người mê mẩn

4. Nước mía dâu tây

Không chỉ kết hợp được với nước cốt dừa nước cam thì nước mía còn có thể kết hợp được với dâu tây cho ra loại thức uống ngon đến mức không cưỡng lại được. Hương vị nước mía truyền thống quyện cùng hương vị chua chua ngọt tuyệt vời của dâu tây không những giúp giải nhiệt, ngon miệng mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Dâu tây ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi cắt thành 4 miếng nhỏ cho dễ xay hơn. Cho nước mía và 2 trái dâu nhỏ đã cắt miếng vào máy xay, với sự kết hợp dâu tây lần này thì bạn nên xay lâu hơn 3 công thức trên để dâu tây được xay nhuyễn và quyện đều với nước mía hơn. Lượng dâu tây phụ thuộc vào khối lượng của từng trái, nếu trái dâu quá to thì bạn chỉ cần dùng 1 trái để tránh khi xay cùng nước mía làm át đi hương vị vốn có của nước mía.

Nước mía truyền thống rất thơm ngon, nhưng bạn cũng có thể có những lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe bằng cách kết hợp nước mía với các loại trái cây.

Author: nhat.tran